Có một Việt Nam gây thương nhớ

Có một Việt Nam gây thương nhớ13/03/22 07:27 GMT+71 đăng lạiGốcAi đó thường nói, yêu thương một thành phố, một đất nước không phải vì nó có gì, mà bởi nơi ấy có ai. Song, với một Việt Nam hồn hậu, xinh đẹp và nhiều trầm tích văn hóa, dẫu cho nơi đây là lần đầu tiên bạn đến, dẫu cho nơi ấy không có bóng hình người ta thương, thì khi rời đi, nơi ấy cũng đã chiếm một phần hồi ức thật đẹp của bạn rồi...0:00 / 8:11Nam miền BắcNam miền BắcNữ miền BắcNữ miền NamNam miền Nam

Hội An, Hà Nội và những vẻ đẹp bình dị, nao lòng.

“Tôi cảm nhận được vẻ đẹp Việt qua âm thanh”

Bộ phim “Once upon a bridge in Vietnam” của đạo diễn trẻ người Pháp - François Bibonne - vừa đoạt giải thưởng dành cho phim tài liệu xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Los Angeles (LAFA, Mỹ) năm 2022. Với tiêu đề có thể “Ngày xửa ngày xưa tại Việt Nam”, bộ phim tài liệu của François Bibonne kể về hành trình khám phá nền âm nhạc truyền thống Việt Nam - một trong những quê hương của anh.

Khi nhớ về Việt Nam, François Bibonne liên tưởng đến âm thanh của xe máy, tiếng ồn của quán ăn, tiếng đàn bầu và thanh âm của tiếng Việt. François Bibonne, sinh năm 1995, mang hai dòng máu Pháp - Việt, hiện sống ở Pháp. Từ bé, anh thường được bà nội, một phụ nữ Việt, kể về Việt Nam, về con người, thiên nhiên và văn hóa hoàn toàn khác biệt với Pháp. Lớn lên trong những câu chuyện của bà, song François chưa có cơ hội ghé thăm mảnh đất này.

Khi bà qua đời, anh có chuyến đi tới Việt Nam cùng gia đình và phải lòng nơi đây. Bởi vậy, khi quay lại Việt Nam lần nữa vào tháng 2/2020, anh quyết định thực hiện một bộ phim tài liệu kể câu chuyện về Việt Nam bằng góc nhìn của mình thông qua âm nhạc cổ điển.

Bộ phim ghi lại hành trình của anh tới nhiều tỉnh thành Việt Nam để khám phá nền âm nhạc cổ điển. Hành trình này khiến anh nhớ về bà, cũng như cảm nhận vẻ đẹp văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam. Anh từng hoài nghi “Không biết tại Việt Nam có nhạc cổ điển không, có dàn nhạc không?”, song anh thực sự choáng ngợp khi đến những nhà hát lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM. Từ những nhà hát, máy quay tiếp tục theo bước chân anh về các miền quê để tìm hiểu cả âm nhạc dân gian. Một người theo ca trù từng nói với anh rằng, âm nhạc truyền thống Việt Nam và âm nhạc cổ điển phương Tây giống như âm và dương.

Là một chuyên gia âm nhạc, anh cảm nhận cảnh sắc, con người, hay nói đúng hơn là du lịch Việt Nam bằng âm thanh. Âm thanh luôn chuyển động vì nó được tạo ra khi các vật dao động. Trong âm nhạc, đó là khi ta cất tiếng hát, hay khi chơi đàn. Trong cuộc sống, đó là âm thanh của khí hậu, con người, thành phố, xã hội, ngôn ngữ hay thậm chí là giao thông. Tất cả đều chuyển động và âm nhạc phản ánh bản sắc văn hóa thú vị. “Tôi cảm nhận được một Việt Nam đặc trưng qua âm thanh”, François cho biết.

Trở về Pháp, khi nghĩ tới Việt Nam, anh nhớ lại tiếng xe máy, tiếng ồn ào của quán ăn nơi anh từng gọi mì. Anh cũng mê mẩn tiếng đàn bầu và thanh âm của tiếng Việt. “Âm thanh khiến tôi cảm nhận được nhịp điệu của đất nước, nhịp đập của cảnh quan. Chúng ta thường biết đến các thành phố lớn của Việt Nam qua tiếng ồn ào xe máy, còn vùng nông thôn lại là sự tĩnh lặng, bình yên. Âm nhạc giúp tôi khám phá Việt Nam với sự tương phản đó, liên kết các thành phố và nông thôn với nhau trong cùng một giai điệu, cho ta thấy sự sôi nổi của xã hội Việt Nam kết hợp với sự dịu dàng”.

Với Việt Nam, François luôn cảm thấy mình như đang sống trong một bộ phim. Anh cho rằng, cảnh sắc Việt Nam mang đậm tính điện ảnh. Cuộc phiêu lưu để quay phim của François dừng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Yên Bái, Nam Định, TP HCM và Hà Nội. Trong số những điểm mình đã đến, anh thích nhất rừng tre tại Mù Căng Chải. “Cảnh như phép thuật. Khi ánh sáng tắt, cây tre hóa thành màu cam và tôi như đặt chân đến một vũ trụ khác. Đây là một trong những ấn tượng mạnh nhất khi tôi ở Việt Nam và trong suốt cả cuộc đời mình. Rừng tre còn được bao quanh giữa những ngọn núi, rất tâm linh”. François chia sẻ.

Trong chuyến đi đến Bắc Giang, François đến thăm một ngôi làng nhỏ mà anh không nhớ chính xác tên, nơi những người nông dân chơi vĩ cầm. Ngôi làng có những con đường nhỏ trải rơm trên mặt đất và những bức tường gạch hai bên mà như anh mô tả, rất dễ thương. Chuyến đi đến Nam Định cũng gây ấn tượng mạnh với anh khi có nhiều nhà thờ đẹp ở khắp nơi. Anh có thể thấy chúng từ xa, hiện lên huyền bí giữa lớp sương mù.

François cho biết, du lịch Việt Nam nên tập trung quảng bá âm nhạc truyền thống nhiều hơn bởi những nét rất đặc biệt. Anh lo ngại rằng người làm du lịch sẽ muốn giúp du khách phương Tây thoải mái và nghệ sĩ Việt Nam sẽ sử dụng hòa âm của Tây phương để người nước ngoài có thể dễ dàng cảm nhận giai điệu hơn. Anh hy vọng, du lịch sẽ phát triển cùng âm nhạc, thích ứng cùng âm nhạc truyền thống, chứ không biến đổi nó.

Trong tương lai, anh muốn quay trở lại Việt Nam để du lịch Côn Đảo để thăm phòng trưng bày lưu niệm nhạc sĩ Camille Saint Saens tại Di tích Nhà công quán. François cũng muốn thăm Đà Lạt và tìm hiểu âm nhạc cồng chiêng của vùng núi cao nguyên. “Ngoài ra tôi cũng muốn quay thêm dàn nhạc ở Sài Gòn và lặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi biết rằng để đến thăm mọi thứ, có lẽ sẽ phải mất 100 lần chết đi sống lại”, anh đùa.

Mùi cà phê và những ấm nồng

Tạp chí Traveller liệt kê những mùi hương chỉ cần nhớ tới là muốn lên đường du lịch, trong đó có mùi cà phê đường phố tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức cà phê ở bất kỳ đâu trên thế giới, song trải nghiệm uống cà phê và ngắm đường phố lại là đặc trưng không thể lẫn của Việt Nam. Từng giọt cà phê chảy từ phin xuống cốc, hòa quyện với sữa đặc, tỏa ra mùi hương thơm phức...

Ảnh minh họa

Eileen Wingaard Sjoqvist, người Na Uy, ghé thăm Việt Nam vào năm 2019. Cô đã ghi lại những khoảnh khắc đời thường của người dân qua một bộ ảnh và chia sẻ cảm xúc của mình về Hà Nội, nhân dịp năm mới. Cô viết: “Đã ba năm trôi qua, nhưng nhìn những bức ảnh của mình, ngắm nghía bao màu sắc, không khí sôi động, những nụ cười... Tôi như sống lại cảm giác hồi hộp khi ở giữa một nơi bình yên tràn ngập tâm hồn. Tôi có thể hồi tưởng mọi khoảnh khắc với cảm xúc vẹn nguyên, lắng tai nghe nhịp đập của Hà Nội. Hạnh phúc ngập tràn trong mắt tôi khi ngắm nhìn tất cả những chi tiết của thành phố. Những sắc màu, âm thanh và đường nét đánh thức mọi giác quan.

Từ sáng đến tối, thành phố liên tục chuyển mình. Tôi có thể nghe thấy những âm thanh sống động của đường phố, từ tiếng ôtô, xe máy, tiếng cười nói, đến âm nhạc... Tôi yêu những tiếng ồn ào, tiếng còi bíp bíp... Mọi âm thanh của Hà Nội như hòa thành một dàn nhạc chơi bên tai cả ngày. Và đột nhiên, chỉ cần bước chân vào một ngôi đền, cảm giác bình yên lập tức bao trọn tâm hồn bạn - tương phản với bầu không khí náo nhiệt ngoài đường.

Không biết bao nhiêu lần tôi ước mình có thể trở lại Hà Nội. Đó là nơi tôi tản bộ trên những con phố, bước đi zig zag giữa những chiếc xe máy, uống một ly bia trứng trong quán nhỏ rợp bóng cây xanh, ngồi giữa vỉa hè ăn một bát phở... Tôi sẽ lại thấy trẻ con chơi đùa, người người nhảy múa, những quầy thức ăn đường phố thơm nức... Mọi ký ức đó như một giấc mơ tôi muốn lặp lại mãi, để khám phá những điều này hết lần này đến lần khác.

Người Hà Nội sống quây quần và chia sẻ cuộc sống với nhau. Bạn có thể nhận thấy họ thực sự tận hưởng những cuộc dạo chơi, cùng ăn uống, trò chuyện, nhảy múa, vui cười và quan tâm lẫn nhau. Chúng ta đang sống trong một thế giới vội vã mà người ta thường quên đi điều đó.

Tôi gọi Hà Nội là nhà, vì cảm thấy thân thương như tổ ấm của mình. Điều quan trọng là hãy mở rộng trái tim và tâm trí, để hiểu hơn về khác biệt của những nền văn hóa, truyền thống, lối sống... Tôi biết ơn những trải nghiệm tại thành phố này, nơi sẽ luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi.

Còn với Việt Nam, một từ tôi dành cho đất nước này là sôi động. Việt Nam đã thay đổi cuộc sống của tôi theo nhiều cách. Chuyến đi năm ấy là trải nghiệm khó quên mà tôi còn nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Tôi tìm thấy tình yêu ở đất nước này, khởi nguồn của nó nằm ở đó. Việt Nam sắp mở cửa hoàn toàn để đón khách quốc tế, và tôi đã sẵn sàng lên máy bay trở lại miền đất ngập tràn sức sống này”....

Có thể nói, trong mắt người nước ngoài, Việt Nam “ đi là để yêu”. Ngoài thiên nhiên xinh đẹp, đồ ăn ngon, người nước ngoài thường khuyên nhau đến du lịch ở Việt Nam vì đây là nơi rất “giàu có về văn hóa và lịch sử”, rất đặc trưng cho văn hóa Việt. Chính vì thế, họ đặc biệt quan tâm đến các chương trình du lịch văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Việt Nam tập trung phát triển du lịch như một mũi nhọn của nền kinh tế, nên người Việt muốn đi đâu trong nước cũng có chỗ chơi, chỗ khám phá. Nên dường như chúng ta số đông vẫn thích đi du lịch dạng nghỉ dưỡng như tắm biển, đi dạo, đi shopping, ăn đặc sản chứ du lịch văn hóa, lịch sử, địa lí chưa hấp dẫn phần đông du khách Việt. Dẫu có một vài chương trình du lịch về văn hóa vùng miền, nhưng là để dành cho du khách nước ngoài quan tâm khám phá các giá trị tinh thần, các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, trong khi du khách Việt thì phần lớn “bỏ qua”... Và như thế, có thể chúng ta đi du lịch rất nhiều, nhưng không phải ai cũng thật sự rung cảm tới từng điều bé nhỏ nơi mình đặt chân tới...

Hội An nằm trong top “10 thành phố hiếu khách nhất thế giới năm 2022”

Dựa trên hơn 232 triệu đánh giá thật được xác minh từ du khách, ngày 16/2, nền tảng du lịch kỹ thuật số Booking.com đã công bố các đơn vị giành giải thưởng Traveller Review Awards hàng năm lần thứ 10, bao gồm giải “10 thành phố hiếu khách nhất thế giới năm 2022”. Và với vẻ đẹp cổ kính thanh bình, con người thân thiện, thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam của Việt Nam tiếp tục là điểm đến yêu thích của du khách quốc tế khi được bình chọn trong danh sách này.

Blogger của trang Seenicwander gợi ý du khách nên một lần mặc đồ may ở phố cổ. “Các hàng vải, tiệm may truyền thống là nét đep văn hóa đặc trưng lại Hội An. Bạn có thể tự chọn một khúc vải, đặt tiệm may theo số đo yêu cầu và nhận sản phẩm trong ngày”, blogger trang Seenicwander viết.

Nguyễn Mỹ

';