Đồi cát bay ở Quảng Bình: Cảnh đẹp như thiên đường
Những đồi cát bay Quảng Bình luôn thu hút du khách bởi khung cảnh đẹp tự nhiên giống như chốn “thiên đường”
Lê Sơn (Vietnam+)
02/02/2014 14:32 GMT+7
Tin liên quan
Hai tuyến du lịch mới ở Vườn Quốc gia Phong Nha
22/04/2012 18:56
Quảng Bình lấy du lịch hang động làm trọng điểm
04/01/2012 19:29
5 món ăn đặc trưng ở Quảng Bình lên truyền hình
07/08/2011 08:32
Quảng Bình: Mở tuyến du lịch Sông Chày-Hang Tối
05/06/2011 17:42
Đồi cát óng vàng với những "vệt sóng bồng bềnh" đẹp như bức tranh tiên cảnh. (Ảnh : Hùng Võ/Vietnam+)
Mỗi dịp Tết đến, xuân về là “đồi cát di động” nằm giữa hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (tỉnh Quảng Binh) lại nhộn nhịp du khách. Họ về đây không chỉ để xem bãi cát khổng lồ được ví như "sa mạc," hay tìm hiểu lịch sử biến hóa của thiên nhiên, mà còn để ghi lại những tấm hình đẹp, đầy chất lãng mạn ở vùng cát bay.
“Thiên đường” của gió và cát
Những ngày cuối năm, khi cái Tết Giáp Ngọ đang rộn ràng nơi nơi, đồi cát di động lại rôm rả tiếng khách. Cả bãi cát rộng tới hàng trăm hécta cấu thành những cồn cát mịn màng, đẹp như chốn "thiên đường."
Gọi là “đồi cát bay” vì hình dáng của đồi cát nơi đây thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng và điều kiện thời tiết (tùy thuộc vào ngày nắng, ngày mưa), nên không có hình dáng nhất định.
Theo anh Tư (tên người lái xe cho đoàn phóng viên), đồi cát bay ở đây là một điểm tham quan đẹp nằm ở ven biển của tỉnh Quảng Bình. Và, cũng chính bởi dáng đẹp của những cồn cát trơn mịn xen lẫn màu sắc óng vàng đã và đang ngày thu hút đông hơn các bạn trẻ.
Anh Tư sinh ra ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cách đồi cát bay ước chừng vài ba cây số. Vì nhà ở gần, nên từ thuở còn bé anh đã tìm tới đây rong chơi. Tuy nhiên, thuở ấy đồi cát bay mới chỉ là những vạt cát nhỏ bé.
"Thấm thoắt trôi đi, những vạt cát ngày ấy nay đã trở thành đồi cát cao ngút ngàn và rộng dài tới cả cây số. Cát được bồi cao trở thành dải núi vàng, đẹp ngỡ ngàng, che khuất ngồi làng nhỏ với hàng trăm ngư dân sinh sống ven biển," anh Tư chia sẻ.
Cũng theo lời kể của anh Tư, do đồi cát nằm ở ven biển nên cảnh sắc rất đẹp. Cứ mỗi sáng bình minh, hay mỗi chiều hoàng hôn xuống, đồi cát lại được pha trộn thêm những màu sắc rực rỡ.
Thú vị hơn, "đến với đồi cát bay, du khách có thể lê la ở bất cứ ngọn đồi nào tùy thích, rồi tận hưởng cảm giác đi trong ‘bão cát.’ Cùng với đó, khách đến đây sẽ tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp đến ngỡ ngàng của đồi cát bay hướng mình ra biển lớn," anh Tư kể với giọng tự hào.
Say lòng du khách
Theo lời anh Tư, đồi cát ở đây có gần chục màu với trăm hình, trăm dáng khác nhau. Chính những hạt cát đa sắc, đa màu nơi đây đã từng làm say lòng các nghệ nhân tranh cát khi miệt mài tìm kiếm nguyên liệu để tạo ra những bức tranh cát nhiều màu sắc độc đáo.
Sở dĩ những đồi cát có trăm hình, trăm dáng là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh ở phía trên. Ngoài ra, việc xâm thực của cát và rạng bờ biển cũng dẫn tới hiện tượng sa mạc hóa trên diện rộng. Chính vì thế, du khách thường bắt gặp những khoảnh khắc đẹp đến say lòng.
Ngoài hình dáng đẹp, theo anh Tư thì màu sắc của cát cũng là điểm thu hút khá nhiều du khách, với trên chục màu sắc khác nhau. Những cồn cát này cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, thi sĩ và là khởi nguồn cho môn nghệ thuật mới, độc đáo tranh cát.
Là nữ phóng viên thường từng lăn lộn khắp nơi trên các nẻo đường công tác, chị Hà Nhung đến từ Thành phố Hồ Chí Minh bảo, theo nghề báo nên chị được đi rất nhiều nơi, nhưng ít có nơi nào để lại trong tâm trí chị nhiều dấu ấn như vùng cát bay ở xứ Quảng.
Bằng kinh nghiệm nghiên cứu trong ngành, chị Nhung chia sẻ: Hiện tượng xâm thực của cát và rạng bờ biển thường gây nhiều khó khăn cho dân cư, đặc biệt là hiện tượng cát bay, cát chảy làm bồi lấp nhà cửa, ruộng vườn.
Tuy vậy, việc xâm thực của cát và bào mòn bởi gió cũng đã tạo cho đồi cát vô số hình thù kỳ thú. Mỗi khi có gió thổi qua, những vân cát liên tục thay đổi khiến diện mạo đồi cát trở nên mới nguyên, không còn giữ lại bất cứ dấu vết nào của hình dáng trước.
“Nhờ đó, những cồn cát mênh mông với nhan nhản đường cong uốn lượn gợi cảm không chỉ gợi cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho nhiều nhà nhiếp ảnh, mà còn rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là người viết báo như mình,” chị Nhung chia sẻ.
Theo chị Nhung, thời điểm thích hợp nhất để du khách tham quan đồi cát tình yêu là từ 5 đến 8 giờ sáng vì lúc này trời còn sớm và cát vẫn còn mát. Đứng giữa “thiên đường” của gió và cát, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ đẹp kỳ thú của những đồi cát trùng điệp mênh mông nối nhau xa tít tắp.
Nhường không gian cho những vị khách mới, chúng tôi rời đồi cát bay ở xứ Quảng trong tiết trời se sắt. Dưới ánh nắng nhạt nhòa của buổi chiều hoàng hôn, tiếng nô đùa của những đôi trai gái, những đoàn người vẫn ồn ã khắp vùng cát bay./.
Lê Sơn (Vietnam+)
Mỗi dịp Tết đến, xuân về là “đồi cát di động” nằm giữa hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (tỉnh Quảng Binh) lại nhộn nhịp du khách. Họ về đây không chỉ để xem bãi cát khổng lồ được ví như "sa mạc," hay tìm hiểu lịch sử biến hóa của thiên nhiên, mà còn để ghi lại những tấm hình đẹp, đầy chất lãng mạn ở vùng cát bay.
“Thiên đường” của gió và cát
Những ngày cuối năm, khi cái Tết Giáp Ngọ đang rộn ràng nơi nơi, đồi cát di động lại rôm rả tiếng khách. Cả bãi cát rộng tới hàng trăm hécta cấu thành những cồn cát mịn màng, đẹp như chốn "thiên đường."
Gọi là “đồi cát bay” vì hình dáng của đồi cát nơi đây thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng và điều kiện thời tiết (tùy thuộc vào ngày nắng, ngày mưa), nên không có hình dáng nhất định.
Theo anh Tư (tên người lái xe cho đoàn phóng viên), đồi cát bay ở đây là một điểm tham quan đẹp nằm ở ven biển của tỉnh Quảng Bình. Và, cũng chính bởi dáng đẹp của những cồn cát trơn mịn xen lẫn màu sắc óng vàng đã và đang ngày thu hút đông hơn các bạn trẻ.
Anh Tư sinh ra ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cách đồi cát bay ước chừng vài ba cây số. Vì nhà ở gần, nên từ thuở còn bé anh đã tìm tới đây rong chơi. Tuy nhiên, thuở ấy đồi cát bay mới chỉ là những vạt cát nhỏ bé.
"Thấm thoắt trôi đi, những vạt cát ngày ấy nay đã trở thành đồi cát cao ngút ngàn và rộng dài tới cả cây số. Cát được bồi cao trở thành dải núi vàng, đẹp ngỡ ngàng, che khuất ngồi làng nhỏ với hàng trăm ngư dân sinh sống ven biển," anh Tư chia sẻ.
Cũng theo lời kể của anh Tư, do đồi cát nằm ở ven biển nên cảnh sắc rất đẹp. Cứ mỗi sáng bình minh, hay mỗi chiều hoàng hôn xuống, đồi cát lại được pha trộn thêm những màu sắc rực rỡ.
Thú vị hơn, "đến với đồi cát bay, du khách có thể lê la ở bất cứ ngọn đồi nào tùy thích, rồi tận hưởng cảm giác đi trong ‘bão cát.’ Cùng với đó, khách đến đây sẽ tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp đến ngỡ ngàng của đồi cát bay hướng mình ra biển lớn," anh Tư kể với giọng tự hào.
Say lòng du khách
Theo lời anh Tư, đồi cát ở đây có gần chục màu với trăm hình, trăm dáng khác nhau. Chính những hạt cát đa sắc, đa màu nơi đây đã từng làm say lòng các nghệ nhân tranh cát khi miệt mài tìm kiếm nguyên liệu để tạo ra những bức tranh cát nhiều màu sắc độc đáo.
Sở dĩ những đồi cát có trăm hình, trăm dáng là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh ở phía trên. Ngoài ra, việc xâm thực của cát và rạng bờ biển cũng dẫn tới hiện tượng sa mạc hóa trên diện rộng. Chính vì thế, du khách thường bắt gặp những khoảnh khắc đẹp đến say lòng.
Ngoài hình dáng đẹp, theo anh Tư thì màu sắc của cát cũng là điểm thu hút khá nhiều du khách, với trên chục màu sắc khác nhau. Những cồn cát này cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia, họa sĩ, thi sĩ và là khởi nguồn cho môn nghệ thuật mới, độc đáo tranh cát.
Là nữ phóng viên thường từng lăn lộn khắp nơi trên các nẻo đường công tác, chị Hà Nhung đến từ Thành phố Hồ Chí Minh bảo, theo nghề báo nên chị được đi rất nhiều nơi, nhưng ít có nơi nào để lại trong tâm trí chị nhiều dấu ấn như vùng cát bay ở xứ Quảng.
Bằng kinh nghiệm nghiên cứu trong ngành, chị Nhung chia sẻ: Hiện tượng xâm thực của cát và rạng bờ biển thường gây nhiều khó khăn cho dân cư, đặc biệt là hiện tượng cát bay, cát chảy làm bồi lấp nhà cửa, ruộng vườn.
Tuy vậy, việc xâm thực của cát và bào mòn bởi gió cũng đã tạo cho đồi cát vô số hình thù kỳ thú. Mỗi khi có gió thổi qua, những vân cát liên tục thay đổi khiến diện mạo đồi cát trở nên mới nguyên, không còn giữ lại bất cứ dấu vết nào của hình dáng trước.
“Nhờ đó, những cồn cát mênh mông với nhan nhản đường cong uốn lượn gợi cảm không chỉ gợi cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho nhiều nhà nhiếp ảnh, mà còn rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là người viết báo như mình,” chị Nhung chia sẻ.
Theo chị Nhung, thời điểm thích hợp nhất để du khách tham quan đồi cát tình yêu là từ 5 đến 8 giờ sáng vì lúc này trời còn sớm và cát vẫn còn mát. Đứng giữa “thiên đường” của gió và cát, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ đẹp kỳ thú của những đồi cát trùng điệp mênh mông nối nhau xa tít tắp.
Nhường không gian cho những vị khách mới, chúng tôi rời đồi cát bay ở xứ Quảng trong tiết trời se sắt. Dưới ánh nắng nhạt nhòa của buổi chiều hoàng hôn, tiếng nô đùa của những đôi trai gái, những đoàn người vẫn ồn ã khắp vùng cát bay./.
Lê Sơn (Vietnam+)